Sản phẩm chào bán

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Xuất xứ:
Việt Nam
Phương thức thanh toán:
tiền mặt hoặc chuyển khoản
Khả năng cung cấp:
1000
Giá:
3.000.000 VND

I. Tại sao phải làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ?

- Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra.Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn.

- Vậy nên cần phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ để theo dõi thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở đến chất lượng môi trường.

II. Đối tượng phải làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014 thì các đối tượng sau đây cần phải làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ

  - Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các khu công nghiệp,... đã hoạt động và có sản xuất.
  - Nơi đông người: chợ, sân bay, nhà ga, bến xe, nhà hàng, khách sạn, quán café, trung tâm thương mại, siêu thị, tòa nhà cao ốc, chung cư,...

III. Quy định về việc làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ

- Một năm doanh nghiệp phải làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ  tối thiểu 2 lần/năm.
- Riêng tỉnh Bình Dương:
     + Trước năm 2014 quy định làm Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu là 4 lần/năm.
     + Từ năm 2014 trở về sau quy định làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 1 lần/năm, lấy mẫu phân tích 4 lần/năm vào tháng 3, 6, 9, 12.
- Báo cáo giám sát môi trường định kỳ có hiệu lực 3, 6 tháng quá khứ và 3, 6 tháng của chu kỳ tiếp theo.

IV. Quy trình lập báo cáo

- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm.
- Lấy mẫu nước thải, mẫu khí xung quanh, tại khu vực nhà máy và tại ống khói.
- Đánh giá chất lượng môi trường.
- Đánh giá tác động của từng nguồn gây ô nhiễm.
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, xử lý khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn.
- Trình nộp báo cáo giám sát lên các cơ quan có chức năng.