Việt Nam đã nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo

Việt Nam đã nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo

Đăng ngày 08/11/2017
Ở Việt Nam, mặc dù công nghệ nuôi trồng đông trùng hạ thảo còn khá mới mẻ nhưng vài năm trở lại đây, một số nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp đã liên tiếp nhập cuộc trong xây dựng công nghệ sản xuất đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris. Hoạt động này cần được khuyến khích và hoan nghênh.

Đông trùng hạ thảo là các loài nấm ký sinh trên sâu non, nhộng hoặc sâu trưởng thành của một số loài côn trùng. Theo Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học Đái Duy Ban, Nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hóa Sinh ứng dụng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch Hội Hóa Sinh Y học Việt Nam: Các phân tích hóa học cũng cho thấy, trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 acid amin khác nhau, nhiều nguyên tố vi lượng (Si, K, Na…), 28 acids béo bão hòa và không bão hòa, các loại vitamin như B1, B2, B12, E, K… và các chất vô cơ và hữu cơ như K, Na, Ca, Mg, Fe, Cu, Mn, Selen (Se)… adenosine, selen, D-manitol… có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, chống viêm nhiễm, bảo vệ thận, tim mạch, hỗ trợ kiểm soát đường huyết, tăng cường sinh lý, phục hồi sức khỏe, kích thích tinh thần hưng phấn, sung mãn... thậm chí có thể hạn chế tác hại của tia tử ngoại, chất phóng xạ. Đặc biệt, hoạt chất cordycepin trong đông trùng hạ thảo có khả năng hỗ trợ ức chế sự phân hạch các tế bào ung thư, hỗ trợ ngăn cản sự hình thành và lây lan của các tế bào ung thư, phục hồi tuyến tụy. Đây là dược chất có giá trị rất cao trong y học, là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá sự quý hiếm của Đông trùng hạ thảo.

Việt Nam đã nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo

Nghiên cứu về nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo trên giá thể tổng hợp và nhộng tằm mới công bố trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp số 4/2017 cũng đã khẳng định: Loài Cordyceps militaris có hàm lượng hoạt chất có hoạt tính sinh như cordycepin tương đương, thậm chí còn cao hơn loài Sinensis. Như vậy, đông trùng hạ thảo của Việt Nam tự nuôi trồng có thể còn tốt hơn cả loại đông trùng hạ thảo tự nhiên của Tây Tạng.
Đông trùng hạ thảo tự nhiên Cordycep sinensis phần lớn chỉ được dùng để ăn trực tiếp. Hầu như không có cơ sở nào trên thế giới sử dụng nó để chiết xuất. Vì loài đông trùng hạ thảo này ở dạng khô, lại rất hiếm, và giá được thổi lên quá cao nên chiết xuất sẽ rất hao phí, đắt đỏ, chưa kể sẽ không đảm bảo thu được phần lớn các vi chất chứa đựng trong xác chủ thể và thân nấm. Đây cũng là nhược điểm khiến cho loài đông trùng hạ thảo này không được sử dụng để bào chế, chiết xuất trong các sản phẩm dược phẩm có tính ứng dụng cao. Rất nhiều các sản phẩm đông trùng hạ thảo uy tín trên thế giới của Hàn Quốc, Mỹ và các nước khác đều chiết xuất cordycep tinh chất từ Cordycep militaris.
Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, kể từ năm 1995, nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Malaixia… đã sản xuất được đông trùng hạ thảo trên quy mô công nghiệp. Việc sản xuất đông trùng hạ thảo trên quy mô công nghiệp sẽ cho phép tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, giá thành phù hợp với người dân Việt Nam từ nguồn nguyên liệu sạch bởi doanh nghiệp, đã chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất, tạo ra được khối lượng dược liệu lớn và chất lượng sản phẩm ổn định.
Ở Việt Nam, mặc dù công nghệ nuôi trồng đông trùng hạ thảo còn khá mới mẻ nhưng vài năm trở lại đây, một số nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp đã liên tiếp nhập cuộc trong xây dựng công nghệ sản xuất đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris. Hoạt động này cần được khuyến khích và hoan nghênh.
Bởi vì đây không chỉ là bước ngoặt lớn, mở ra ngành kinh tế mới - sản xuất đông trùng hạ thảo ở Việt Nam, mà còn là bước đệm để phát triển, phát huy ưu điểm của dược liệu nước nhà. Như vậy, có nghĩa là nhiều người dân Việt Nam sẽ có cơ hội được sử dụng những sản phẩm chất lượng tốt, giá thành phù hợp từ loại dược liệu quý này, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế đất nước.

Nguồn: VISTA