Nhiễm khuẩn bệnh viện, các vi khuẩn kháng kháng sinh, các vết loét hoại tử,... là những vấn đề y học luôn làm đau đầu các bác sỹ. Nhiều ca mổ rất thành công nhưng không cứu nổi bệnh nhân vì những vấn đề nhiễm khuẩn vết mổ trong hậu phẫu.
Trong cơ cấu bệnh lý học ngoại khoa tại LB Nga và các nước SNG các bệnh nhiễm trùng-sinh mủ chiếm khoảng 30-35% (5 triệu) tổng số bệnh nhân, đồng thời 7% tổng số bệnh nhân tử vong trong các bệnh viện thuộc bệnh lý trên. Theo số liệu công bố của UPI’s NanoWorld, mỗi năm tại nước Mỹ có khoảng 2 triệu người mắc bệnh do lây nhiễm chéo bệnh viện trong đó có 90000 tử vong. Bởi vậy những năm gần đây hướng nghiên cứu phát triển các phương pháp điều trị kháng nhiễm mới đối với các loại vết thương ngoại khoa cũng như các vết loét lâu lành ngày càng được các nhà khoa học quan tâm, do vi khuẩn ngày càng trở nên kháng thuốc. Ngay cả những loại kháng sinh tiên tiến nhất hiện nay như các dẫn xuất amin bậc IV, chẳng hạn như polyhexamethylen biguanide (PHMB), cũng không giải quyết được vấn đề lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Nhưng nhờ vào những thành tựu xuất sắc của công nghệ nano, ngày nay người ta đã chế tạo thành công các loại băng gạc được cố định nano bạc hoặc các loại men phân hủy protein khác nhau, cho phép điều tiết tốc độ giải phóng các thành phần có hoạt tính sinh học vào dịch vết thương theo ý muốn.
Hiện nay băng điều trị vết thương có thành phần nano bạc đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên giá của các loại sản phẩm này tương đối cao so với mức thu nhập của người dân Việt Nam, ví dụ: băng nano bạc Acticoat của công ty Smith & Nephew (Canada) với kích thước 10cm x 12,5cm có giá khoảng 50 đôla (tương đương 1.100.000 đ), băng nano bạc của hãng Anson (Trung Quốc) kích thước 30cm x 40 cm có giá khoảng 15 đôla (trên 300.000 đ). Giá băng nano bạc nhập khẩu rất cao nên đại đa số người dân Việt Nam không thể tiếp cận. Tác giả mong muốn nghiên cứu chế tạo băng gạc nano bạc chất lượng tương đương hàng ngoại nhập nhưng giá thành phù hợp với thu nhập của người Việt.
Các kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng tại Viện bỏng Quốc gia và Viện TWQĐ 108 đều chỉ ra rằng băng gạc tẩm nano bạc do Viện Công nghệ môi trường chế tạo cho hiệu quả điều trị các tổn thương ngoài da đạt hiệu quả cao, nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng băng nano bạc tự sản xuất tương đương với sản phẩm cùng loại của hãng ANSON.
Để sản phẩm băng gạc nano bạc thực sự trở thành một sản phẩm thông dụng trong điều trị vết thương, TS. Trần Thị Ngọc Dung đã được giao nhiệm vụ thực hiện đề tài cấp Viện HLKH&CNVN “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế tạo băng gạc chứa nano bạc để điều trị các vết thương và vết loét khó lành trên người”
Băng gạc nano bạc chế tạo được thể hiện khả năng điều trị đặc biệt hiệu qủa đối với các vết mổ và vết loét nhiễm trùng khó lành: Đối với vết loét nhiễm trùng khó lành việc điều trị bằng băng nano bạc đã cho phép làm sạch vết thương đến mức độ tương ứng để có thể chuyển sang làm phẫu thuật chỉnh hình. Băng nano bạc còn giúp giảm số lần thay băng, không gây đau, gây xót giúp bệnh nhận bớt đau đớn, hồi phục nhanh.
Băng gạc nano bạc sản xuất theo quy trình của đề tài cho thấy có chất lượng cao,  điều trị hiệu quả các vết thương bỏng độ I, II, III nông và các vết loét hoại tử lâu ngày, có chất lượng và khả năng điều trị vết thương tương đương với băng nano bạc của hãng ANSON. Chi phí sản xuất chỉ bằng 1/8 giá băng ANSON bán trên thị trường và gần bằng 1/30 so với giá băng nano bạc của hãng ACTICOAT. Nếu được sản xuất và phân phối rộng rãi sẽ đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội rất lớn.
Điều trị các vết thương bằng băng nano bạc có tác dụng giảm nhiễm trùng, giảm đau cho bệnh nhân khi thay băng, làm sạch bề mặt tổn thương và giảm số lần thay băng. Thời gian điều trị được rút ngắn từ 50 – 10% so với điều trị bằng phương pháp thông thường, bệnh nhân sớm ra viện, giảm chi phí điều trị, bệnh nhân sớm trở về với công việc. 

Băng gạc nano bạc điều trị vết thương

Nhiễm khuẩn bệnh viện, các vi khuẩn kháng kháng sinh, các vết loét hoại tử,... là những vấn đề y học luôn làm đau đầu các bác sỹ. Nhiều ca mổ rất thành công nhưng không cứu nổi bệnh nhân vì những vấn đề nhiễm khuẩn vết mổ trong hậu phẫu.
Trong cơ cấu bệnh lý học ngoại khoa tại LB Nga và các nước SNG các bệnh nhiễm trùng-sinh mủ chiếm khoảng 30-35% (5 triệu) tổng số bệnh nhân, đồng thời 7% tổng số bệnh nhân tử vong trong các bệnh viện thuộc bệnh lý trên. Theo số liệu công bố của UPI’s NanoWorld, mỗi năm tại nước Mỹ có khoảng 2 triệu người mắc bệnh do lây nhiễm chéo bệnh viện trong đó có 90000 tử vong. Bởi vậy những năm gần đây hướng nghiên cứu phát triển các phương pháp điều trị kháng nhiễm mới đối với các loại vết thương ngoại khoa cũng như các vết loét lâu lành ngày càng được các nhà khoa học quan tâm, do vi khuẩn ngày càng trở nên kháng thuốc. Ngay cả những loại kháng sinh tiên tiến nhất hiện nay như các dẫn xuất amin bậc IV, chẳng hạn như polyhexamethylen biguanide (PHMB), cũng không giải quyết được vấn đề lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Nhưng nhờ vào những thành tựu xuất sắc của công nghệ nano, ngày nay người ta đã chế tạo thành công các loại băng gạc được cố định nano bạc hoặc các loại men phân hủy protein khác nhau, cho phép điều tiết tốc độ giải phóng các thành phần có hoạt tính sinh học vào dịch vết thương theo ý muốn.
Hiện nay băng điều trị vết thương có thành phần nano bạc đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên giá của các loại sản phẩm này tương đối cao so với mức thu nhập của người dân Việt Nam, ví dụ: băng nano bạc Acticoat của công ty Smith & Nephew (Canada) với kích thước 10cm x 12,5cm có giá khoảng 50 đôla (tương đương 1.100.000 đ), băng nano bạc của hãng Anson (Trung Quốc) kích thước 30cm x 40 cm có giá khoảng 15 đôla (trên 300.000 đ). Giá băng nano bạc nhập khẩu rất cao nên đại đa số người dân Việt Nam không thể tiếp cận. Tác giả mong muốn nghiên cứu chế tạo băng gạc nano bạc chất lượng tương đương hàng ngoại nhập nhưng giá thành phù hợp với thu nhập của người Việt.
Các kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng tại Viện bỏng Quốc gia và Viện TWQĐ 108 đều chỉ ra rằng băng gạc tẩm nano bạc do Viện Công nghệ môi trường chế tạo cho hiệu quả điều trị các tổn thương ngoài da đạt hiệu quả cao, nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng băng nano bạc tự sản xuất tương đương với sản phẩm cùng loại của hãng ANSON.
Để sản phẩm băng gạc nano bạc thực sự trở thành một sản phẩm thông dụng trong điều trị vết thương, TS. Trần Thị Ngọc Dung đã được giao nhiệm vụ thực hiện đề tài cấp Viện HLKH&CNVN “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế tạo băng gạc chứa nano bạc để điều trị các vết thương và vết loét khó lành trên người”
Băng gạc nano bạc chế tạo được thể hiện khả năng điều trị đặc biệt hiệu qủa đối với các vết mổ và vết loét nhiễm trùng khó lành: Đối với vết loét nhiễm trùng khó lành việc điều trị bằng băng nano bạc đã cho phép làm sạch vết thương đến mức độ tương ứng để có thể chuyển sang làm phẫu thuật chỉnh hình. Băng nano bạc còn giúp giảm số lần thay băng, không gây đau, gây xót giúp bệnh nhận bớt đau đớn, hồi phục nhanh.
Băng gạc nano bạc sản xuất theo quy trình của đề tài cho thấy có chất lượng cao,  điều trị hiệu quả các vết thương bỏng độ I, II, III nông và các vết loét hoại tử lâu ngày, có chất lượng và khả năng điều trị vết thương tương đương với băng nano bạc của hãng ANSON. Chi phí sản xuất chỉ bằng 1/8 giá băng ANSON bán trên thị trường và gần bằng 1/30 so với giá băng nano bạc của hãng ACTICOAT. Nếu được sản xuất và phân phối rộng rãi sẽ đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội rất lớn.
Điều trị các vết thương bằng băng nano bạc có tác dụng giảm nhiễm trùng, giảm đau cho bệnh nhân khi thay băng, làm sạch bề mặt tổn thương và giảm số lần thay băng. Thời gian điều trị được rút ngắn từ 50 – 10% so với điều trị bằng phương pháp thông thường, bệnh nhân sớm ra viện, giảm chi phí điều trị, bệnh nhân sớm trở về với công việc. 

hỗ trợ trực tuyến

  • Online: 1
  • Lượt truy cập: 8754