• Quốc gia: Việt Nam
  • Thành phố: Hà Nội
  • Ngày tham gia: 09-04-2018

Hồ sơ công ty

hỗ trợ trực tuyến

Ngày 20/10/2017 tại nhà A11, Viện Hàn lâm KHCNVN đã diễn ra “Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 7” do Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phối hợp với các cơ quan khoa học liên quan tổ chức. Tham dự hội nghị có 02 Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN: PGS.TS. Phan Văn Kiệm và GS. TS. Phan Ngọc Minh; Đại diện lãnh đạo của Học viện Khoa học và Công nghệ, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Công nghệ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cùng nhiều nhà khoa học thuộc các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật trong và ngoài nước.
Tài nguyên sinh vật là nguồn tài nguyên cần phải được bảo tồn, khai thác và phát triển có cơ sở khoa học. Chính vì vậy, trong công tác nghiên cứu về sinh thái và tài nguyên sinh vật thì việc trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và học thuật thông qua các công bố kết quả nghiên cứu, cùng với các phương pháp nghiên cứu tiên tiến là nhu cầu không thể thiếu được của các nhà khoa học. Nhằm đóng góp và đẩy mạnh các nghiên cứu về bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật của đất nước, từ năm 2005, theo định kỳ cứ 2 năm một lần, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phối hợp với các cơ quan khoa học trên cả nước tổ chức Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật.

Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, PGS.TS. Nguyễn Văn Sinh phát biểu tại hội nghị

Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 7 về sinh thái và tài nguyên sinh vật đã nhận được 298 báo cáo khoa học của hơn 300 tác giả công tác ở các cơ quan khoa học và quản lý trong nước và quốc tế. Hội nghị là dịp để các nhà khoa học thuộc lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật có cơ hội trình bày các kết quả nghiên cứu, thành tựu nổi bật đã đạt được trong thời gian qua, kể từ Hội nghị toàn quốc lần thứ 6 năm 2015. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng có cơ hội thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về các biện pháp khắc phục suy thoái môi trường sinh thái và bảo tồn những loài động, thực vật quí hiếm; đề xuất các giải pháp khoa học mới để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.

GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh (Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN) - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, trình bày trước phiên khai mạc toàn thể về
Tổng quan tình hình nghiên cứu, quản lý bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Ngoài phiên khai mạc toàn thể, hội nghị được chia thành 4 tiểu ban gồm Khu hệ động vật và thực vật; Đa dạng sinh học và Bảo tồn; Tài nguyên sinh vật; Sinh thái học và Môi trường. Trong số 298 báo cáo, có 50 báo cáo khoa học xuất sắc nhất được trình bày tại Hội nghị. Các báo cáo khoa học được trình bày giới thiệu các kết quả nghiên cứu mới ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong nghiên cứu hệ thực vật, có nhiều nghiên cứu tập trung vào nhóm thực vật bậc thấp như loài vi tảo. Đối với nhóm thực vật bậc cao chủ yếu nghiên cứu về đa dạng thực vật ở các khu bảo tồn, vườn quốc gia, đặc điểm hình thái, tên khoa học và vị trí phân loại loài, bổ sung loài mới cho hệ thực vật Việt Nam. Trong nghiên cứu hệ động vật, phần lớn tập trung nghiên cứu về các loài động vật đang là mối quan tâm lớn của xã hội như về chim, ếch nhái, bò sát, cá, dơi, côn trùng, ong…; về nhóm cây tài nguyên thì tập trung nghiên cứu các cây thuốc và cây có giá trị kinh tế...

Kỷ yếu Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật tại hội nghị với 2008 trang trong đó có 298 báo cáo khoa học của hơn 300 tác giả

Có thể nói hầu hết báo cáo khoa học tại Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 7 về sinh thái và tài nguyên sinh vật đều được Hội đồng khoa học đánh giá có chất lượng chuyên môn cao. Thông qua Hội nghị các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước cùng nhau xây dựng được nhiều dự án, chương trình nghiên cứu khoa học gắn với ứng dụng thực tiễn, góp phần tăng cường sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật của Việt Nam trong tương lai.

Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 7 về sinh thái và tài nguyên sinh vật

Ngày 20/10/2017 tại nhà A11, Viện Hàn lâm KHCNVN đã diễn ra “Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 7” do Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phối hợp với các cơ quan khoa học liên quan tổ chức. Tham dự hội nghị có 02 Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN: PGS.TS. Phan Văn Kiệm và GS. TS. Phan Ngọc Minh; Đại diện lãnh đạo của Học viện Khoa học và Công nghệ, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Công nghệ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cùng nhiều nhà khoa học thuộc các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật trong và ngoài nước.
Tài nguyên sinh vật là nguồn tài nguyên cần phải được bảo tồn, khai thác và phát triển có cơ sở khoa học. Chính vì vậy, trong công tác nghiên cứu về sinh thái và tài nguyên sinh vật thì việc trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và học thuật thông qua các công bố kết quả nghiên cứu, cùng với các phương pháp nghiên cứu tiên tiến là nhu cầu không thể thiếu được của các nhà khoa học. Nhằm đóng góp và đẩy mạnh các nghiên cứu về bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật của đất nước, từ năm 2005, theo định kỳ cứ 2 năm một lần, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phối hợp với các cơ quan khoa học trên cả nước tổ chức Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật.

Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, PGS.TS. Nguyễn Văn Sinh phát biểu tại hội nghị

Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 7 về sinh thái và tài nguyên sinh vật đã nhận được 298 báo cáo khoa học của hơn 300 tác giả công tác ở các cơ quan khoa học và quản lý trong nước và quốc tế. Hội nghị là dịp để các nhà khoa học thuộc lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật có cơ hội trình bày các kết quả nghiên cứu, thành tựu nổi bật đã đạt được trong thời gian qua, kể từ Hội nghị toàn quốc lần thứ 6 năm 2015. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng có cơ hội thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về các biện pháp khắc phục suy thoái môi trường sinh thái và bảo tồn những loài động, thực vật quí hiếm; đề xuất các giải pháp khoa học mới để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.

GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh (Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN) - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, trình bày trước phiên khai mạc toàn thể về
Tổng quan tình hình nghiên cứu, quản lý bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Ngoài phiên khai mạc toàn thể, hội nghị được chia thành 4 tiểu ban gồm Khu hệ động vật và thực vật; Đa dạng sinh học và Bảo tồn; Tài nguyên sinh vật; Sinh thái học và Môi trường. Trong số 298 báo cáo, có 50 báo cáo khoa học xuất sắc nhất được trình bày tại Hội nghị. Các báo cáo khoa học được trình bày giới thiệu các kết quả nghiên cứu mới ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong nghiên cứu hệ thực vật, có nhiều nghiên cứu tập trung vào nhóm thực vật bậc thấp như loài vi tảo. Đối với nhóm thực vật bậc cao chủ yếu nghiên cứu về đa dạng thực vật ở các khu bảo tồn, vườn quốc gia, đặc điểm hình thái, tên khoa học và vị trí phân loại loài, bổ sung loài mới cho hệ thực vật Việt Nam. Trong nghiên cứu hệ động vật, phần lớn tập trung nghiên cứu về các loài động vật đang là mối quan tâm lớn của xã hội như về chim, ếch nhái, bò sát, cá, dơi, côn trùng, ong…; về nhóm cây tài nguyên thì tập trung nghiên cứu các cây thuốc và cây có giá trị kinh tế...

Kỷ yếu Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật tại hội nghị với 2008 trang trong đó có 298 báo cáo khoa học của hơn 300 tác giả

Có thể nói hầu hết báo cáo khoa học tại Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 7 về sinh thái và tài nguyên sinh vật đều được Hội đồng khoa học đánh giá có chất lượng chuyên môn cao. Thông qua Hội nghị các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước cùng nhau xây dựng được nhiều dự án, chương trình nghiên cứu khoa học gắn với ứng dụng thực tiễn, góp phần tăng cường sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật của Việt Nam trong tương lai.