HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG THÍ NGHIỆM (PTN)

Công ty cổ phần Công nghệ môi trường Lê Nguyễn đã thực hiện nhiều dự án, hợp đồng thiết kế , chế tạo và cung cấp các thiết bị cho hệ thống xử lý nước thải PTN. Các đơn vị sử dụng hệ thống xử lý dạng modun tích hợp luôn đánh giá cao tính hiệu quả và Thuận tiện trong quá trình vận hành ...

1. Nguồn gốc các chất gây ô nhiễm trong nước thải phòng thí nghiệm (PTN)

Mỗi PTN chức năng thường tiêu thụ các loại dung môi, hoá chất khoảng từ 5-10 lít/tháng. Tính chung cho một cơ sở làm công tác kiểm nghiệm hoặc nghiên cứu lượng dung môi, hóa chất thải ra trong ngày là rất lớn. Ngoài các biện pháp thu hồi các dung môi, hóa chất đã qua sử dụng đem đi xử lý bằng các phương pháp đặc biệt, một lượng không nhỏ dung môi, hóa chất của các PTN đi vào nước thải thông qua quá trình rửa, tráng các dụng cụ thí nghiệm, các sản phẩm sau nghiên cứu thử nghiệm vv... Đây là nước thải có chứa nhiều loại dung môi, hóa chất, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khá cao. Các hoá chất thường được sử dụng gồm có dung môi hữu cơ như: etanol, propanol, butanol, benzen, aceton, acetonnitril, cloroform, ete, pyridin, toluen, isobutanol... cùng với các axit vô cơ như: H2SO4, HCl, HNO3... Đặc biệt, còn có sử dụng hoá chất có chứa các kim loại nặng có độc tính cao như asen, thủy ngân, thuốc bảo vệ thực vật, cyanua... Hiện tại, phần lớn các nguồn thải này chưa được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường.

2. Đặc tính nước thải phòng thí nghiệm

Kết quả quan trắc chất lượng nước thải từ các PTN đều cho thấy nhiều chất có mặt trong thành phần của nước thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Nồng độ một số chất hữu cơ và vô cơ trong nước thải cao hơn nhiều lần giá trị giới hạn của QCVN 40:2011/BTNMT mà thường được áp dụng quản lý và kiểm soát chất lượng nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ... (gọi chung là nước thải công nghiệp) trước khi đổ vào các vực nước. Các chất vô cơ và hữu cơ tìm thấy trong nước thải từ các phòng thí nghiệm gồm: các hợp chất P, Cl-, NO3-, SO42-, metanol, benzen, toluen, aceton, cyclohexan, dicloetan,... Đây là những hợp chất độc, gây ô nhiễm môi trường. Tuỳ theo từng thời điểm trong ngày, nồng độ các tác nhân gây ô nhiễm khác nhau và đạt giá trị lớn nhất vào các buổi sáng của ngày làm việc bởi vì công việc xử lý mẫu phân tích (chiết, tách, vô cơ hoá mẫu...) và chuẩn bị dung dịch phân tích thường được tiến hành trong buổi sáng. Buổi chiều là thời gian tiến hành các phân tích công cụ như sắc ký, quang phổ hấp thụ nguyên tử, trắc quang, điện hoá... Do đó, lượng hoá chất đi vào nước thải tập trung chủ yếu trong các buổi sáng hàng ngày. Sự có mặt của các chất gây ô nhiễm và nồng độ của chúng trong nước thải của các ngày khác nhau cũng khác nhau. Mẫu kiểm nghiệm hàng ngày tại các phòng thí nghiệm rất đa dạng nên yêu cầu các qui trình phân tích và sử dụng những chủng loại hoá chất khác nhau. Do đó, tính chất của nước thải khác nhau hàng ngày.

Ngoài ra trong nước thải của phòng thí nghiệm, đặc biệt các phòng thí nghiệm có phân tích chất lượng nước thải sẽ chứa rất nhiều các thành phần ô nhiễm đặc biệt là chất hữu cơ, kim loại nặng (Fe, Mn, As, Pb, …) và các hợp chất chứa N, P, và vi khuẩn gây bệnh (Coliform).

Nếu so sánh với giới hạn tối đa của một số chất hữu cơ khác theo QCVN 40:2011/BTNMT thì mức ô nhiễm của nước thải các phòng thí nghiệm tương đối cao. Nước thải có các đặc tính hoá học nói trên có khả năng làm nhiễm độc các vực nước nhận nước thải, ảnh hưởng đến đời sống hệ sinh thái và sức khoẻ con người. Nồng độ chất gây ô nhiễm ở mức cao nên khả năng gây ô nhiễm môi trường xung quanh là rất lớn. Nguồn thải này cần thiết phải được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.

3- Nguyên lý xử lý nước thải PTN

Tùy thuộc vào lưu lượng nước thải và tải lượng các chất gây ô nhiễm để xác định qui mô mức độ công nghệ đầu tư hệ thống xử lý nước thải PTN. Tuy nhiên các hệ thống xử lý đều được thiết kế theo công nghệ xử lý bằng hóa lý kết hợp với sinh học. Hệ thống được tự động hóa theo mức của nước thải có trong hệ thống nhằm tối ưu hóa các quá tình xử lý. Các phương pháp hóa học, hóa lý được thực hiện ở giai đoạn đầu của quá trình xử lý, phương pháp vi sinh thực hiện giai đoạn tiếp sau phương pháp xử lý hóa học nhằm nâng cao hiệu quả xử lý.
Một số hình ảnh công ty thi công, lắp đặt tại TTQT Môi trường tỉnh Bắc Ninh:

Xử lý nước thải phòng thí nghiệm TTQT Môi trường tỉnh Bắc Ninh

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG THÍ NGHIỆM (PTN)

Công ty cổ phần Công nghệ môi trường Lê Nguyễn đã thực hiện nhiều dự án, hợp đồng thiết kế , chế tạo và cung cấp các thiết bị cho hệ thống xử lý nước thải PTN. Các đơn vị sử dụng hệ thống xử lý dạng modun tích hợp luôn đánh giá cao tính hiệu quả và Thuận tiện trong quá trình vận hành ...

1. Nguồn gốc các chất gây ô nhiễm trong nước thải phòng thí nghiệm (PTN)

Mỗi PTN chức năng thường tiêu thụ các loại dung môi, hoá chất khoảng từ 5-10 lít/tháng. Tính chung cho một cơ sở làm công tác kiểm nghiệm hoặc nghiên cứu lượng dung môi, hóa chất thải ra trong ngày là rất lớn. Ngoài các biện pháp thu hồi các dung môi, hóa chất đã qua sử dụng đem đi xử lý bằng các phương pháp đặc biệt, một lượng không nhỏ dung môi, hóa chất của các PTN đi vào nước thải thông qua quá trình rửa, tráng các dụng cụ thí nghiệm, các sản phẩm sau nghiên cứu thử nghiệm vv... Đây là nước thải có chứa nhiều loại dung môi, hóa chất, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khá cao. Các hoá chất thường được sử dụng gồm có dung môi hữu cơ như: etanol, propanol, butanol, benzen, aceton, acetonnitril, cloroform, ete, pyridin, toluen, isobutanol... cùng với các axit vô cơ như: H2SO4, HCl, HNO3... Đặc biệt, còn có sử dụng hoá chất có chứa các kim loại nặng có độc tính cao như asen, thủy ngân, thuốc bảo vệ thực vật, cyanua... Hiện tại, phần lớn các nguồn thải này chưa được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường.

2. Đặc tính nước thải phòng thí nghiệm

Kết quả quan trắc chất lượng nước thải từ các PTN đều cho thấy nhiều chất có mặt trong thành phần của nước thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Nồng độ một số chất hữu cơ và vô cơ trong nước thải cao hơn nhiều lần giá trị giới hạn của QCVN 40:2011/BTNMT mà thường được áp dụng quản lý và kiểm soát chất lượng nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ... (gọi chung là nước thải công nghiệp) trước khi đổ vào các vực nước. Các chất vô cơ và hữu cơ tìm thấy trong nước thải từ các phòng thí nghiệm gồm: các hợp chất P, Cl-, NO3-, SO42-, metanol, benzen, toluen, aceton, cyclohexan, dicloetan,... Đây là những hợp chất độc, gây ô nhiễm môi trường. Tuỳ theo từng thời điểm trong ngày, nồng độ các tác nhân gây ô nhiễm khác nhau và đạt giá trị lớn nhất vào các buổi sáng của ngày làm việc bởi vì công việc xử lý mẫu phân tích (chiết, tách, vô cơ hoá mẫu...) và chuẩn bị dung dịch phân tích thường được tiến hành trong buổi sáng. Buổi chiều là thời gian tiến hành các phân tích công cụ như sắc ký, quang phổ hấp thụ nguyên tử, trắc quang, điện hoá... Do đó, lượng hoá chất đi vào nước thải tập trung chủ yếu trong các buổi sáng hàng ngày. Sự có mặt của các chất gây ô nhiễm và nồng độ của chúng trong nước thải của các ngày khác nhau cũng khác nhau. Mẫu kiểm nghiệm hàng ngày tại các phòng thí nghiệm rất đa dạng nên yêu cầu các qui trình phân tích và sử dụng những chủng loại hoá chất khác nhau. Do đó, tính chất của nước thải khác nhau hàng ngày.

Ngoài ra trong nước thải của phòng thí nghiệm, đặc biệt các phòng thí nghiệm có phân tích chất lượng nước thải sẽ chứa rất nhiều các thành phần ô nhiễm đặc biệt là chất hữu cơ, kim loại nặng (Fe, Mn, As, Pb, …) và các hợp chất chứa N, P, và vi khuẩn gây bệnh (Coliform).

Nếu so sánh với giới hạn tối đa của một số chất hữu cơ khác theo QCVN 40:2011/BTNMT thì mức ô nhiễm của nước thải các phòng thí nghiệm tương đối cao. Nước thải có các đặc tính hoá học nói trên có khả năng làm nhiễm độc các vực nước nhận nước thải, ảnh hưởng đến đời sống hệ sinh thái và sức khoẻ con người. Nồng độ chất gây ô nhiễm ở mức cao nên khả năng gây ô nhiễm môi trường xung quanh là rất lớn. Nguồn thải này cần thiết phải được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.

3- Nguyên lý xử lý nước thải PTN

Tùy thuộc vào lưu lượng nước thải và tải lượng các chất gây ô nhiễm để xác định qui mô mức độ công nghệ đầu tư hệ thống xử lý nước thải PTN. Tuy nhiên các hệ thống xử lý đều được thiết kế theo công nghệ xử lý bằng hóa lý kết hợp với sinh học. Hệ thống được tự động hóa theo mức của nước thải có trong hệ thống nhằm tối ưu hóa các quá tình xử lý. Các phương pháp hóa học, hóa lý được thực hiện ở giai đoạn đầu của quá trình xử lý, phương pháp vi sinh thực hiện giai đoạn tiếp sau phương pháp xử lý hóa học nhằm nâng cao hiệu quả xử lý.
Một số hình ảnh công ty thi công, lắp đặt tại TTQT Môi trường tỉnh Bắc Ninh:

  • Online: 2
  • Lượt truy cập: 28368