Nghiên cứu nhân giống in vitro và sự sinh trưởng phát triển cây Giảo cổ lam (Gynostemma Pubescens) trong nhà kính

Nghiên cứu nhân giống in vitro và sự sinh trưởng phát triển cây Giảo cổ lam (Gynostemma Pubescens) trong nhà kính

Đăng ngày 03/04/2019
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu khoa học Tây Nguyên, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam bao gồm Nguyễn Thị Thanh Hằng, Lê Ái Vân, Đinh Văn Khiêm, Hoàng Văn Cương, Nguyễn Thị Phượng Hoàng, Phan Xuân Huyên đã nghiên cứu nhân giống in vitro và sự sinh trưởng phát triển cây Giảo cổ lam (Gynostemma Pubescens) trong nhà kính.

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu khoa học Tây Nguyên, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam bao gồm Nguyễn Thị Thanh Hằng, Lê Ái Vân, Đinh Văn Khiêm, Hoàng Văn Cương, Nguyễn Thị Phượng Hoàng, Phan Xuân Huyên đã nghiên cứu nhân giống in vitro và sự sinh trưởng phát triển cây Giảo cổ lam (Gynostemma Pubescens) trong nhà kính.

Nghiên cứu nhân giống in vitro và sự sinh trưởng phát triển cây Giảo cổ lam (Gynostemma Pubescens) trong nhà kính

Giảo cổ lam là một cây thuốc quý và có giá trị kinh tế cao, có chứa hơn 100 loại saponin, trong đó có nhiều cấu trúc giống như saponin của nhân sâm và tam thất. Cây Giảo cổ lam có công dụng bồi bổ và tăng cường sức khỏe, chống lão hóa, tăng cường giải độc chức năng gan, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, giảm béo phì, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ máu, đường huyết, huyết áp, tim mạch,…

Chuyển cây cấy mô ra điều kiện ngoài vườn ươm là một khâu quan trọng quyết định thành công trong nuôi cấy mô thực vật. Cây cấy mô nuôi cấy trên môi trường thạch nên khi chuyển ra ngoài vườn ươm phải thích nghi trên những giá thể mới, độ ẩm thấp và có sự dao động trong ngày. Vì vậy, trong thời gian đầu cần phải phun sương giữ ẩm thích hợp cho cây. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống của cây con trồng ở các loại giá thể trên đều đạt 100%, điều này cho thấy, cây Giảo cổ lam cấy mô có sức sống mạnh khi chuyển từ điều kiện in vitro ra điều kiện ex vitro. Cây con trồng ở các loại giá trên cũng đều sinh trưởng phát triển tốt, tuy nhiên ở những giá thể khác nhau thì sự sinh trưởng của cây có sự khác nhau. Cây trồng trên giá thể vụn xơ dừa sinh trưởng phát tốt nhất, với chiều cao cây 9,73 cm, chiều dài rễ 6,45 cm. Điều này có thể giải thích, giá thể vụn xơ dừa có độ thông thoáng và giữ ẩm thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây con trong giai đoạn đầu ở điều kiện ngoài vườn ươm.

Những cây Giảo cổ lam cấy mô đã thích nghi ở điều kiện ngoài vườn ươm được trồng trên giá thể đất mùn, vụn xơ dừa và đất bazan. Tất cả các nghiệm thức đều tưới 100 ml phân Nutri-Gold với nồng độ 2g/l vào chậu giá thể theo định kỳ mỗi tuần một lần. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống của cây trồng ở các loại giá thể trên đều đạt 100%, cây sinh trưởng phát triển tốt, lá cây có màu xanh đậm, tuy nhiên ở những giá thể khác nhau thì cây có sự sinh trưởng phát triển khác nhau. Cây trồng trên giá thể đất mùn sinh trưởng phát triển tốt nhất, với chiều cao cây 82,08 cm, chiều dài rễ 36,57 cm, khối lượng tươi 57,32 g/cây. Cây trồng trên giá thể vụn xơ dừa không tốt bằng cây trồng ở giá thể đất mùn nhưng tốt hơn cây trồng trên giá thể đất bazan, với chiều cao cây 71,54 cm, chiều dài rễ 34,58 cm, khối lượng tươi 53,52 g/cây. Điều này có thể giải thích, đất mùn được hình thành trong đất do quá trình tích lũy và phân giải không hoàn toàn trong điều kiện yếm khí xác thực vật, giàu chất khoáng và tươi xốp phù hợp cho cây Giảo cổ lam cấy mô sinh trưởng phát triển.

Từ các kết quả thu được, nhóm nghiên cứu đã nhân giống in vitro thành công và cây Giảo cổ lam sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nhà kính tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Vụn xơ dừa là giá thể thích hợp nhất để chuyển cây Giảo cổ lam cấy mô ra ngoài vườn ươm; giá thể đất mùn là thích hợp nhất đến sự sinh trưởng phát triển cây Giảo cổ lam cấy mô trong nhà kính; tưới 100ml phân Nitrophoska theo định kỳ mỗi tuần một lần là thích hợp nhất đến sự sinh trưởng phát triển cây Giảo cổ lam cấy mô trong nhà kính. 

Nguồn: VISTA